Bệnh care ở chó luôn là nỗi lo lớn nhất của những chủ nuôi chó. Căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm, tiềm tàng nhiều nguy cơ gây thương tổn các bộ phận trên cơ thể, thậm chí chiếm tỉ lệ tử vong cao ở các chú chó con. Vì thế để bảo vệ cún cưng khỏi bệnh care, việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa là điều cực kỳ cần thiết. Hãy cùng PetBoss tìm hiểu các kiến thức này nhé!

Bệnh care ở chó là gì?
Care là một loại bệnh thường gặp ở chó hay còn được gọi là bệnh sài sốt chó gây ra bởi loại virus có tên khoa học là Canine distemper virus (CDV). Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây giữa các loài chó với nhau, thậm chí có thể lây qua con người khi có tiếp xúc gần.

Và căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở chó mà còn ở các loài ăn thịt khác như: chó sói, cáo, chồn, rái cá…
Theo thống kê chó bị bệnh care có tỷ lệ tử vong cao hơn những loại bệnh khác. Vì những triệu chứng ban đầu mà chó bị nhiễm bệnh thường khá giống với những bệnh lý bình thường nên đôi khi chủ nuôi hay nhầm lẫn, chữa bệnh không đúng hoặc sai cách.
Độ tuổi của chó có nguy cơ mắc Care cao nhất
Hầu hết tất cả các giống chó đều có khả năng bị nhiễm bệnh care. Nhưng theo các chuyên gia nhận định thì 3 – 6 tuổi là độ tuổi chó dễ bị lây nhiễm bệnh nhiều nhất và tỷ lệ chết chiếm 90 – 100%. Vì ở giai đoạn này các chú chó con có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng chưa cao nên dễ bị nhiễm bệnh từ nhiều nguồn bệnh khác nhau.
Xem thêm: Các loại bệnh chó con hay gặp nhất

Thông thường, những giống chó nhập ngoại từ Trung quốc không rõ nguồn gốc có khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Còn với chó trưởng thành khi nhiễm virus thường không có biểu hiện rõ ràng, không phát bệnh mà ở thể mang trùng.
Thời kỳ nung ủ bệnh care ở chó từ 3 – 6 ngày, dài nhất từ 17-21 ngày, kéo dài trên dưới một tháng, tối đa là 5 tuần. Tuỳ vào mức độ bệnh nặng nhẹ mà thời gian chấm dứt bệnh sẽ nhanh hoặc chậm.
Phương thức lây lan bệnh Care ở chó
Virus gây ra bệnh care ở chó có khả năng xâm nhập vào cơ thể chú cún cưng rất nhanh và dễ dàng thông qua những con đường lây lan tiềm ẩn như:
- Một chú chó khỏe mạnh sẽ bị lây nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân của con chó đã bị bệnh.
- Bệnh care ở chó lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, thậm chí virus xâm nhập cơ thể qua da.
- Chó có thể bị nhiễm bệnh care thông qua con đường lây chéo ở phòng khám, phòng thí nghiệm, uống, bôi niêm mạc mũi của các chú chó khác.
- Bên cạnh đó, thời tiết, nhiệt độ, môi trường sống thuận lợi cũng tạo điều kiện cho virus sinh sôi, lây lan và phát triển mạnh mẽ hơn.

Triệu chứng bệnh care ở chó
Virus xâm nhập vào cơ thể cún con qua đường tiêu hoá, đường hô hấp rồi vào máu. Nhưng ở giai đoạn đầu, chó bị bệnh care thường thường không có biểu hiện cụ thể. Chú cún có thể bị sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, thích nằm một chỗ. Đôi khi các dấu hiệu này lại bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác ở chó cưng. Nhưng sau 1-2 ngày bệnh care ở chó sẽ triệu chứng đặc trưng như: sốt cao kéo dài, cùng với đó là những biểu hiện bất thường cả trong và ngoài cơ thể:
- Ở đường tiêu hóa: Viêm dạ dày – viêm ruột, nôn mửa phân lỏng. Niêm mạc ruột và máu, khát nước.
- Ở đường hô hấp: Viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản rồi thành viêm phổi. Chó khó thở, chảy nước mũi, thậm chí lẫn máu, chảy nước mắt, ban đầu trong, loãng, sau đó đục dần. Lúc đầu ho khô sau ho ướt. Thở gấp, thở khò khè, thè lưỡi ra thở. Hai bên mép phập phồng ,có thể có bọt, có khi chó thở giật cơ nông.
- Ở da: Những nốt mụn đỏ hoặc vàng xuất hiện ngày một nhiều ở da bụng, trong đùi, bẹn, mi mắt. Gan bàn chân thường tăng sinh sau 3 tuần. Chú chó kém linh hoạt, lười vận động, ủ rũ hoặc hung dữ. Sau đó có thể là co giật các cơ, run rẩy, cuối cùng là bại liệt.
- Ở mắt: Viêm niêm mạc mắt, lúc đầu nước mắt trong, sau đó đục dần như có mủ, có khi loét, đục niêm mạc mắt thậm chí bị mù vĩnh viễn.
- Biểu hiện ở thần kinh: Chó bị bệnh care kéo dài gây tổn thương đến não và tủy khiến chó trở nên bất bình thường, có lúc buồn rầu có lúc lại hung dữ, xuất hiện các cơn co giật ở bắp thịt, mũi chân.

Cách test bệnh care ở chó
Nếu nghi ngờ chú chó nhà mình có bị nhiễm bệnh care hay không chủ nuôi có thể kiểm tra bằng hai cách:
Cách thứ nhất: Đưa chú cún đến phòng khám thú y để kiểm tra
Bệnh do virus gây ra được chẩn đoán bằng xét nghiệm sinh hóa và phân tích nước tiểu. Tại phòng khám bác sĩ sẽ kiểm tra huyết thanh để test nhanh chó có dương tính với bệnh Care cho kết quả chính xác cũng như đưa ra cách trị bệnh an toàn nhất.
Cách thứ hai: Sử dụng que test ngay tại nhà
Đây là cách test bệnh care ở chó vừa đơn giản, vừa nhanh chóng, cho kết quả chính xác cao. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Lấy mẫu phân bằng một que lấy bệnh phẩm và đưa que vào lọ chứa 1ml dung dịch mẫu
- Khuấy động xoay tròn que trong chất pha loãng
- Lấy mẫu phân pha loãng với 1 ống nhỏ giọt.
- Nhỏ 3-4 giọt mẫu vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.
- Đọc kết quả xét nghiệm trong vòng 5-10 phút. Kết quả cần xem xét sau 10 phút
Vạch mẫu T: Xác định sự hiện diện của kháng nguyên virus:
- Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (không bị nhiễm)
- Dương tính: Xuất hiện cả vạch mẫu T và vạch chứng C (đã bị nhiễm)

Nếu chú chó nhà bạn đang có những dấu hiệu của bệnh, mua ngay que test bằng cách click vào hình bên dưới.
Các giai đoạn của bệnh care ở chó
Thông thường khi bị nhiễm bệnh care chú chó trải qua 3 giai đoạn chính. Ở từng thời kỳ sẽ có những triệu chứng, diễn biến bệnh tăng dần cũng như cách chăm sóc, điều trị cho cún một cách phù hợp.
1. Thời kỳ mới phát bệnh
Lúc này những triệu chứng ở chú chó gần giống với bệnh cảm mạo, viêm ruột, ho nhẹ, chảy nước mũi, nước mắt, sốt (40 độ C trở lên). Cơn sốt liên tục 2 – 3 ngày sau đó tự giảm, ăn ít tiêu chảy nhẹ. Ở giai đoạn này chỉ 2-4 ngày chữa trị thì các biểu hiện sẽ không còn. Nhưng chó vẫn ăn ít, người lờ đờ, không thích vận động.

2. Thời kỳ trung bệnh
Giai đoạn này sẽ diễn ra sau 7-14 ngày ủ bệnh. Lúc này chú chó trở nên sốt cao hơn (>40 độ C). Thuốc hạ sốt dường như không có tác dụng. Chó ăn kém, chảy nước mũi, ho khụ như bị hóc xương. Chó khó thở, thể bụng ngực hô hấp, giác mạc đỏ hồng, mắt ướt hoặc loét.
3. Thời kỳ hậu kỳ
Khi bệnh care ở chó chuyển qua thời kỳ này thân nhiệt lại có nhiệt độ bình thường hoặc sốt nhẹ. Cún cưng bắt đầu ho dữ dội, dử mũi khô dần thành dạng mủ. Mắt loét nhiều, dử mắt dạng mủ. Cơ thể sụt ký nhanh chóng, lười vận động, ăn ít, kén ăn hoặc hoàn toàn không ăn. Đi ngoài phân nát có lẫn cả máu .
4. Thời kỳ cuối
Thật buồn nếu chó cưng của mình rơi vào thời kỳ này vì phần trăm cứu khỏi là rất thấp chỉ khoảng 1-2% cơ hội sống.

Vào giai đoạn cuối chó thường bỏ ăn hoàn toàn và tiêu chảy khẩn cấp. Cơ thể gầy yếu, hốc mắt trũng sâu, bụng hóp, lông xơ xác. Chó đi xiêu vẹo hoặc nằm 1 chỗ, không mở mắt nổi và chết ngay sau 12 – 24h.
Cách trị bệnh care ở chó
Bệnh care ở chó là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, diễn biến bệnh cũng khá phức tạp và gây ra nhiều biến chứng đến sức khỏe, thể trạng của chú cún cưng. Vì thế khi chó bị bệnh cần phải được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh những hậu quả không mong muốn:

- Đầu tiên, khi phát hiện chú cún có những triệu chứng của bệnh care. Chủ nuôi phải cách ly chú chó bị nghi nhiễm bệnh đó đến khu vực khác nhằm tránh lây nhiễm đến các chú chó khác.
- Trong giai đoạn đầu của bệnh chó thường hay bị nôn ói, sốt nhẹ lúc này nên hạn chế cho cún ăn, nhất là các loại thức ăn khô, cứng vì khó tiêu và dễ chướng bụng.
- Chủ nuôi cần chú ý đến nguồn nước cho cún yêu uống, tránh nguồn nước bẩn. Để hạn chế mất nước cũng như tăng cường sức đề kháng, bạn có thể pha nước với đường Glucose cho chó uống.
- Trong trường hợp bệnh care ở chó mức độ nhẹ chủ nuôi có thể tự chữa cho chú cún ngay tại nhà bằng những loại thuốc kháng sinh phù hợp được mua tại các hiệu thuốc thú y. Nếu không chắc chắn, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
- Nếu sau 2-3 ngày chó nhiễm bệnh diễn biến trầm trọng hơn thì cần phải nhanh chóng đưa chó đến phòng khám thú y gần nhất để được chữa trị an toàn nhất. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn và lo lắng thì nên đưa ngay chú cún đến phòng khám thú y ngay vào lúc phát hiện bệnh là an toàn nhất.
- Nôn ói, tiêu chảy liên lục sẽ làm chó con bị mất nước vì thế cách điều trị chó bị bệnh care quan trọng nhất là phải bù nước kịp thời. Bạn có thể cho chó uống nước trực tiếp hoặc sử dụng bơm xi lanh dành cho chó mèo. Sử dụng bơm xi lanh sẽ giúp bạn thuận tiện nhất trong việc chăm sóc chú cún. Hãy mua ngay sản phẩm bằng cách Click vào hình bên dưới.
Cách phòng ngừa bệnh care ở chó
Bệnh care ở chó luôn là mối nguy hiểm rình rập đến sức khỏe và cả tính mạng của các chú cún cưng. Nguy cơ nhiễm và lây lan của căn bệnh này rất lớn. Vì thế theo khuyến cáo của các chuyên gia, để phòng tránh chó bị bệnh care chủ nuôi nên thực hiện những điều cơ bản sau:
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho chó: Ngay từ 7 tuần tuổi chủ nuôi cần cho chó con của mình đến các cơ sở tiêm phòng để tiêm vacxin phòng ngừa các bệnh ở chó. Và cần tiêm theo đúng lịch hẹn định kỳ để bảo vệ cún yêu tốt nhất.
- Đảm bảo môi trường ở cho cún luôn sạch sẽ: Đây là một biện pháp phòng bệnh cực kỳ quan trọng mà chủ nuôi chó nên quan tâm đầu tiên. Thường xuyên lau chùi, vệ sinh chuồng ở, các đồ dùng sinh hoạt, ăn uống, vui chơi hằng ngày của chó nhằm loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh tích tụ trong môi trường sống của vật nuôi.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Để phòng bệnh care cho em cún nhà mình các bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp nhất. Nếu muốn tăng sức đề kháng cho chú cún có khả năng đẩy lùi bệnh care, nhất là những bạn chó con thì cần phải bổ sung đầy đủ các yếu tố vi lượng, khoáng chất cần thiết.
Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho chó để phòng bệnh care
Từ tuần thứ 7, chó con của bạn sẽ phải bắt đầu lịch tiêm phòng để phòng chống bệnh care ở chó cũng như các bệnh lý khác. Xem chi tiết về tiêm phòng tại đây.

Mũi tiêm care đầu tiên thông thường sẽ bắt đầu bằng vacxin phòng bệnh tổng hợp khi cún cưng được 2 tháng tuổi. Khi tiêm phòng vacxin cho chó cũng phải lưu ý đến những vấn đề như:
- Không tiêm khi thấy chó đã có biểu hiện của bệnh care hoặc đang bị nhiễm bệnh.
- Khi tiêm truyền vacxin này vào mạch máu ít nhất 2 ngày trước khi có phơi nhiễm với CDV có độc lực. Tiêm trước ít nhất là 5 ngày nếu tiêm vacxin dưới da.
- Tiêm mạch máu hay bắp đùi chỉ được chỉ định khi chó đã bị phơi nhiễm.
- Vacxin sẽ có tác dụng trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau ngày tiêm. Sau đó, chó con sẽ được tiêm nhắc lại để củng cố hệ miễn dịch sau 24 ngày.
*Bạn nên hỏi thăm chỗ tiêm phòng để có được tư vấn chính xác nhất cho từng trường hợp
Một căn bệnh khác cũng cực kỳ nguy hiểm cho cún yêu, xem ngay: Bệnh Parvo ở chó là gì và những nguy hiểm của bệnh này
Mong rằng bài viết trên đã phần nào cung cấp thêm thông tin giúp các chủ nuôi chó có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh care ở chó một cách tốt nhất.