Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với thú cưng, trong đó tỷ lệ mắc bệnh dại ở chó thường cao hơn ở mèo. Và chắc hẳn đây cũng là nỗi lo thường gặp của bất kỳ ai muốn nuôi chó. Vậy chó con có bị dại không? Vì sao chó bị bệnh dại? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị bệnh dại ở chó như thế nào? Hãy cùng Petboss làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Chó con có bị dại không?
Chó con hoàn toàn có thể bị dại. Bệnh dại ở thú cưng như chó, mèo là căn bệnh khá phổ biến được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bậc nhất, có thể cướp đi tính mạng của chú cún một cách nhanh chóng.
Bệnh dại được gây ra bởi một loại virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae có mặt ở khắp nơi trên toàn thế giới. Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi “chó con có bị dại không?” là CÓ.

Bởi vì loại Virus này chủ yếu đi vào cơ thể vật nuôi thông qua các vết thương hở qua 2 con đường: trực tiếp và gián tiếp. Do đó, dù là chó con hay chó trưởng thành đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh dại này.
Bệnh dại ở chó sẽ lây nhiễm khi chó cưng của bạn bị cắn, hay bị thương bởi các loài động vật bị bệnh dại khác. Hoặc bị lây nhiễm khi vết thương hở tiếp xúc với nước bọt của con chó bị bệnh.
Bên cạnh đó, nước bọt của các loài động vật bị bệnh dại còn có thể truyền bệnh dại nếu tiếp xúc với giác mạc, mắt của chó chưa nhiễm bệnh.
Virus dại sau khi xâm nhập vào cơ thể của cún cưng thông qua các con đường lây truyền, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nó khiến não và tủy sống bị tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho chú chó không thể kiểm soát được thần kinh của mình.
Xem thêm chủ đề về chó con: Chó con mấy ngày mở mắt và những điều bạn nên biết
Dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh dại là như thế nào?
Bệnh dại ở giai đoạn đầu tiên
Triệu chứng khi chó bị bệnh dại chưa quá rõ ràng, một số bất thường có thể diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của chú chó dẫn đến những sự thay đổi nhất định trong tâm trạng của chúng. Thông thường nhất là:
- Bạn có thể thấy chúng vui vẻ, hoặc trầm tư hơn thường ngày. Biểu hiện của chó bị bệnh dại ở thể lặng đôi khi là những dáng vẻ bồn chồn khó hiểu, trầm cảm thậm chí là chui vào góc tối một mình.
- Thỉnh thoảng chó sẽ cắn sủa vu vơ, đớp vào không khí tưởng chừng như có một ai xa lạ đứng trước mặt chúng.
- Khi chủ gọi, một số chú chó sẽ không đáp lại. Tuy nhiên, đa số sẽ mừng rỡ hơn hẳn, liếm chân, vẫy đuôi nhanh và quyết liệt hơn.
- Thân nhiệt cao, ủ rũ cũng là triệu chứng bệnh dại ở chó. Tuy nhiên, điều này rất có thể gây nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác.

Ở giai đoạn thể kích thích
Lúc này virus dại đã xâm nhập và thao túng hệ thần kinh trung ương của chó khiến cho tính cách của chúng trở nên nổi loạn và khó kiểm soát hơn. Dấu hiệu chó bị bệnh dại dần trở nên rõ ràng hơn qua những phản xạ mạnh đối với bất cứ thứ gì kích thích đến cơ quan thần kinh của chúng. Các dấu hiệu thường thấy nhất là:
- Khi chủ gọi, chúng sẽ lập tức đến liếm chân và tay chủ.
- Hễ có bất kỳ tiếng động lạ nào hay người lạ nào đến nhà, chó phản ứng kịch liệt, sủa vô cùng dữ dội, đôi khi còn lao vào đòi cắn người.
- Khi bệnh dại ở chó phát triển, tâm lý của chúng rất bất thường và hoang tưởng rằng những thứ xung quanh dù chỉ là một tiếng động nhỏ có thể làm hại đến chúng nên sẽ cắn sủa ầm ĩ một thời gian dài.
- Vết thương do bị thú dại cắn, gây bệnh trên cơ thể của chó sẽ bị nhiễm trùng trầm trọng gây ngứa, đau rát, chúng sẽ liếm, gãi và cọ sát vùng bị thương cho đến khi rụng hết lông, chảy máu và lở loét nghiêm trọng.
- Quan trọng nhất, biểu hiện khi chó bị bệnh dại cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép.
- Đấy là khi bệnh dại đang bắt đầu bước vào giai đoạn cuối cùng trước khi chó trở nên điên cuồng, mất kiểm soát bản thân sau 2-3 ngày tới.

Giai đoạn cuối
Đây là biểu hiện bệnh dại ở chó có thể tồn tại hai dạng: thể điên cuồng và thể tê liệt (thể câm).
Chó bị bệnh dại ở thể điên cuồng
Triệu chứng chó dại điên cuồng được đặc trưng bởi sự thay đổi hành vi cực đoan bao gồm các hành vi đào thoát, chiếm hữu và tấn công.
- Ngoại hình chó dại chuyển biến xấu, hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi liên tục chảy và sùi bọt mép trắng.
- Thần kinh chó bất thường, chúng sợ nước, sợ nắng và cả gió.
- Chó dại sẽ tìm mọi cách để thoát ra ngoài dù cho có bị nhốt trong lồng hay xích sắt, chúng vẫn cố gắng cào, cắn xé để ra đi và không bao giờ trở về nữa.
- Chúng không đi thẳng mà dáng đi liêu xiêu tưởng chừng như sắp ngã và đi rất nhanh, có thể lao như điên đến bất cứ mục tiêu nào trên đường để cắn xé và ăn kể cả các vật thể lạ, thậm chí là cả phân.
- Cơ thể chó suy nhược rất nhanh, thoạt trông chẳng khác gì những bộ xương khô rồi dần những cơn điên sẽ chuyển sang thể bại liệt, chó yếu dần rồi chết.

Chó bị bệnh dại ở thể dại câm
Một số chó bị bệnh dại sẽ không biểu hiện ở thể điên cuồng mà đi thẳng đến thời điểm bị bại liệt, ví dụ như chó con.
- Chó con bị dại rất ít khi điên loạn lên, mà chỉ buồn bã ủ rũ, chui vào xó nhà, không di chuyển được do các chi bị liệt hoàn toàn, đôi khi liếm chân, tay chủ rồi 3,5 ngày sau sẽ qua đời.
- Cũng tương tự với các con chó trưởng thành, khi bệnh dại ở chó phát tán ở thể lặng, chúng chỉ buồn bã như bị trầm cảm và stress, cơ thể dần bị bại liệt hoàn toàn bao gồm cả cơ mặt khiến cho hàm của chúng trễ đi, không khép mõm lại được, nước dãi chảy tự do, không thể cắn hay xé bất cứ thứ gì.
- Chó ban đầu ăn ít, rồi bỏ ăn, cơ thể gầy sút nhanh, suy nhược cơ thể do mất chất dinh dưỡng cùng hệ thần kinh trung ương bại liệt và mệt mỏi khiến chúng chết dần chết mòn trong đau đớn.

Đa số bệnh dại ở chó biểu hiện ở thể điên cuồng từ 15-20% chú chó bị dại, số còn lại thường biểu hiện ở thể câm lặng.
Do vậy, một số chủ nuôi thường lầm tưởng chó bị ốm mà chết, nhưng thực tế không phải.
Để phòng tránh bệnh dại ở chó cần làm những gì?
Có thể nhận thấy bệnh dại ở thú cưng là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của chú chó. Và ngay cả những bạn cún con vẫn có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này. Vậy phải làm sao để phòng tránh bệnh dại cho chó con ngay từ những tháng sơ sinh?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia thú y giải pháp để phòng căn bệnh này chủ nuôi cần phải:
- Cho chó con tiêm phòng dại định kỳ hằng năm đầy đủ. Mũi đầu tiên thường sẽ tiêm khi bé cún được 4 tuần tuổi. Nếu như chó mẹ đã được tiêm phòng dại trước đó thì cún con sẽ tiêm vào lúc 3 tháng tuổi. Cứ thế mỗi năm tiêm nhắc lại một lần. Xem thêm: Tiêm phòng ở chó từ A đến Z
- Các chú cún rất hiếu động, mặc dù không thể ngăn cản chó cưng ở trong nhà 24/24h nhưng bạn cần phải giám sát thường xuyên. Không nên thả rông chó ngoài đường. Thỉnh thoảng cho bạn cún đi bộ nhưng cần phải có người đi cùng theo dõi.
- Khi bắt đầu nghi ngờ thú cưng có những dấu hiệu bất thường, bỏ ăn hoặc lười ăn, thân nhiệt cao, dễ kích động và hung dữ hơn bình thường thì nên nhanh chóng đưa chó con đến phòng khám thú y ngay.
- Nếu trong nhà bạn nuôi nhiều chó con thì nên cách ly ngay những chú cún bị bệnh dại. Cùng với đó tiến hành vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, khử trùng hết tất cả những khu vực mà chó dại đã ở.
Như vậy, có thể nhận định rằng chó con vẫn có thể bị mắc bệnh dại. Vì thế là người nuôi thú cưng bạn nên quan sát những biểu hiện bất thường ở cún cưng để nhanh chóng điều trị, cũng như bảo vệ chú cún yêu khỏi những nguy cơ xấu khác.