Parvo là một loại bệnh khá phổ biến nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm ở chó. Khi chó bị bệnh Parvo, biểu hiện ban đầu thường không rõ ràng nên với những ai không có kinh nghiệm rất dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh khác. Hôm nay, Petboss sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở chó để từ đó có cách chăm sóc, phòng bệnh cũng như chữa trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Bệnh parvo ở chó là gì?
Bệnh parvo ở chó hay còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm do virus thuộc họ Parvoviridae gây ra. Khi chú cún bị mắc bệnh có thể phát hiện thông qua những dấu hiệu lâm sàng như viêm dạ dày, xuất huyết đường ruột.

Thông thường, những chú chó con từ 1-12 tháng tuổi là giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh parvo nhất. Căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột, làm cho những vết thương khó lành, nhiễm trùng. Và nếu trong vòng 4-5 ngày không được điều trị thì có thể dẫn đến tử vong cho chú chó.
Các triệu chứng của bệnh parvo ở chó
Bệnh parvo ở chó có nhiều triệu chứng tương tự như một số loại bệnh thông thường. Bạn cần thật tinh ý mới nhận ra sự khác biệt. Dưới đây là một số triệu chứng của căn bệnh này.
- Những cơn sốt cao từ 40 – 41 độ C và kéo dài đến vài giờ đồng hồ. Chú chó mệt mỏi, ít hoặc không vận động, lười ăn.
- Đi phân lỏng, kèm theo dịch nhầy và máu, phân thường có màu đen hoặc nâu sẫm.
- Sau 1-2 ngày nhiễm bệnh, chú chó sẽ bị tiêu chảy nặng, tăng đông máu dẫn đến suy tim, suy hô hấp cấp tính.
- Một triệu chứng hiếm gặp khi chó mắc bệnh parvo là suy tim và hoại tử tim, gây ra tình trạng đột tử cho chú chó cưng một cách nhanh chóng.

Bệnh parvo lây truyền qua đường nào?
Bệnh này xuất phát từ virus parvo lây truyền vào cơ thể chó thông quan 2 con đường chính thường gặp nhất là:
- Con đường lây lan trực tiếp: Khi một chú chó khoẻ mạnh bị lây nhiễm bệnh thông qua con đường đánh hơi, liếm hoặc tiêu thụ phân bị bệnh từ chó đã bị bệnh Parvo.
- Con đường gián tiếp: Chú cún bình thường vô tình tiếp xúc với bát thức ăn và nước, vòng cổ chó và dây xích hoặc giường nệm của một chú chó bị bệnh khác.

Cách điều trị bệnh parvo ở chó đúng cách và hiệu quả nhất
Để tránh tình huống xấu nhất xảy ra thì ngay từ những dấu hiệu đầu tiên chủ nuôi cần phải nắm vững cách điều trị ở từng mức độ bệnh, cũng như có chế độ chăm sóc chó phù hợp. Cụ thể:
- Phải khẩn trương bù nước cho chú chó ngay khi nhiễm bệnh nhằm tránh bị mất nước, đồng thời tăng sức đề kháng ngăn vết thương bị nhiễm trùng.
- Cách ly chó bị bệnh đến nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh khói bụi, ẩm ướt, nhất là không được cho chú cún uống phải nguồn nước bẩn.
- Nếu chó vẫn bị tiêu chảy, đi phân lỏng thì nên cho uống các loại thuốc đặc trị cầm tiêu chảy, tốt cho đường ruột của chó như men tiêu hoá, men vi sinh, imodium,…
- Nếu sau 1- 2 ngày chó bị bệnh parvo vẫn chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm, càng lúc càng nghiêm trọng, lờ đờ, bất tỉnh thì bạn phải đưa ngay cún yêu của mình đến bác sĩ, phòng khám thú y để thăm khám kịp thời và đưa ra phương án chữa trị phù hợp, an toàn nhất.
Lưu ý: Nếu cảm thấy không nắm chắc, hãy tìm đến các bác sĩ thú y ngay khi vừa nhận ra triệu chứng. Chậm chạp có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của chó nhà bạn.

Cách chăm sóc chó bị bệnh Parvo
Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh Parvo thì chế độ chăm sóc là điều cần thiết quyết định rất lớn đến sự hồi phục, cũng như sức khỏe của chó. Lúc này chủ nuôi nên:

- Tạo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng bằng các vệ sinh chuồng chó thường xuyên. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, tránh ẩm mốc, cũng như đề phòng mầm bệnh còn sót lại.
- Hệ tiêu hoá của chó bị bệnh Parvo lúc này chưa ổn định vì thế tuyệt đối không cho ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, sữa, đồ tanh đến khi hết bệnh.
- Đồng thời cho chó ăn từng chút một, chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày. Tuân theo chế độ ăn uống, dinh dưỡng của bác sĩ thú y.
- Chủ nuôi cần hạn chế cho chó bị bệnh đi ra ngoài để tránh lây mầm bệnh qua những loài vật nuôi khác.
- Lúc này thay vì nước lọc bạn nên cho cún uống đường glucose giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung thêm men vi sinh tốt cho hệ tiêu hoá, nhất là ở những chú chó con.
Phòng ngừa bệnh Parvo ở chó
Tuy chó rất dễ bị nhiễm bệnh parvo nhưng nếu có các biện pháp phòng ngừa phù hợp, khoa học thì chủ nuôi có thể bảo vệ chú cún yêu của mình một cách hiệu quả và an toàn với những điều cơ bản như:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học đúng tiêu chuẩn. Không nên cho chó ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ chiên rán. Tăng cường ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ, protein trong mỗi bữa ăn.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng ăn uống của thú nuôi để loại bỏ vi khuẩn hạn chế nguy cơ chó bị bệnh Parvo.
- Môi trường sống và sinh hoạt hằng ngày của cún cũng luôn cần được làm sạch và sát khuẩn. Đặt chuồng của chó cưng ở nơi khô ráo, có ánh sáng phù hợp để tránh ẩm mốc. Xem thêm: Môi trường sống của chó chuẩn nhất
- Khi phát hiện chó bị nhiễm bệnh parvo cần cách ly ngay với những chú chó khỏe mạnh khác.

Bệnh parvo ở chó thường không thể khỏi hẳn một cách nhanh chóng mà cần thời gian điều trị, cũng như một chế độ chăm sóc phù hợp. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp chủ nuôi chó bỏ túi thêm những kiến thức để phòng bệnh, cũng như phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh parvo và có cách chữa trị hiệu quả nhất nhé.