Thứ Sáu, 21, Tháng 3,2025

6 nguyên nhân chó bị dị ứng phổ biến nhất – Biểu hiện, điều trị, phòng tránh

Giống như con người chúng ta các bạn cún cưng cũng hay gặp phải các bệnh dị ứng, đôi khi đến từ dị ứng thức ăn, bụi bẩn, thời tiết, sữa tắm… Khi chó bị dị ứng nếu không được phát hiện, điều trị và có cách chăm sóc phù hợp sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường. Bài viết hôm nay, Petboss sẽ cùng các SEN tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị, phòng tránh một số các bệnh dị ứng thường gặp nhất ở thú cưng nhà chúng ta nhé!

Chó bị dị ứng là như thế nào?

Chó bị dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch cơ thể phản ứng lại với các tác nhân “lạ” gây ra những triệu chứng bất thường ở chú chó, khiến cơ thể tăng tiết Histamine chống lại các chất lạ đó. Thông thường các bệnh dị ứng ở chó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là dị ứng với thức ăn, môi trường ở, bụi bẩn, thời tiết, hóa chất, ve rận…

Chó bị dị ứng thường xảy ra rất nhanh, bất ngờ với nhiều triệu chứng khác thường đôi khi dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như tiêu chảy, rối loạn toàn thân, ghẻ chó… Khi mắc các bệnh về dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý, khiến chú chó biếng ăn bỏ ăn, suy giảm sức khoẻ, thậm chí gây ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, đường ruột. Nếu không được chữa trị đúng cách, triệt để sẽ trở thành bệnh mãn tính khó chữa.

Những biểu hiện phổ biến nhất khi cún cưng bị dị ứng

Chó bị dị ứng có những triệu chứng khá phổ biến nhưng cũng có những biểu hiện khiến chủ nuôi dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Theo nghiên cứu của các chuyên gia khi cún cưng gặp phải 1-2 dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ bạn cún đang bị bệnh dị ứng với một tác nhân nào đó:

  • Nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí khác nhau, nóng, sưng mặt và ngứa ngáy khó chịu. Nhiều trường hợp chó bị dị ứng sưng mặt, sưng các ngón chân;
  • Dù là bị dị ứng do nguyên nhân nào thì biểu hiện chung ở thú cưng là ngứa, gãi liên tục, chà, liếm, cắn hoặc nhai, gặm chân;
  • Ở vùng háng hoặc hai bên sườn, tai, nách của chú cún bị rụng lông loang lổ, vùng da sưng tấy đỏ;
  • Chó bị dị ứng có thể kèm theo biểu hiện phát ban, da lở loét, mẩn rát, ửng đỏ, ngứa nhiều thậm chí có rớm máu;
  • Chú cún bị chảy nước mắt, nước mũi… Xem thêm: Chó bị sổ mũi – Nguyên nhân và cách điều trị
  • Liên tục cắn xé vào các ngón chân, cẳng chân một cách vô thức;
  • Nhịp thở gấp, khò khè, khó thở, người mệt mỏi;
  • Dị ứng ở chó còn có triệu chứng ho khạc, hắt hơi, khụt khịt;
  • Đôi khi nếu tình trạng nặng dẫn đến tiêu chảy cấp, nôn ói;
  • Nhiều trường hợp trầm trọng hơn cún cưng bỏ ăn, không chịu uống nước, hôn mê, truỵ tim mạch, tử vong.

Các bệnh dị ứng thường gặp ở chó – Dấu hiệu, cách điều trị, phòng tránh

Như ở phần đầu Petboss có đề cập đến bạn về tình trạng chó bị dị ứng đến từ rất nhiều nguyên nhân. Ở từng trường hợp sẽ có những dấu hiệu bệnh khác nhau cũng như cách chữa trị tương ứng. Petboss xin đưa ra một số bệnh dị ứng thường gặp nhất ở cún yêu.

1.Chó bị dị ứng da do ve, bọ chét

Nguyên nhân: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chó bị dị ứng. Nếu chú chó ở trong môi trường ẩm ướt, có nhiều ve, bọ chét thì rất dễ bị những loài vi khuẩn, côn trùng này ký sinh lên trên da, lông.

Biểu hiện: 

  • Ngứa ngáy khó chịu, chó thường dùng chân để chà lên chỗ ngứa;
  • Phần gốc đuôi, da viêm tấy đỏ, sưng mảng hoặc đóng vảy;

Điều trị:

Khi chó bị dị ứng với ve, bọ chét bạn có thể chữa trị tại nhà với những trường hợp nhẹ, chưa bội nhiễm da với những cách như:

  • Cắt tỉa những vùng lông dày, rậm rạp, những vùng lông có ve, bọ chét ký sinh. Sau đó, sử dụng thuốc diệt ve, bọ chét xịt lên lông và da của thú cưng;
  • Sử dụng sữa tắm có tác dụng diệt ve, bọ chét phù hợp với từng tình trạng da, lông của chú cún;

Với những trường hợp nặng thì tốt nhất bạn nên đưa chú chó đến phòng khám thú y để được khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: 8 cách trị bọ chét, ve hiệu quả

Phòng tránh:

Với nguyên nhân chó bị ve, bọ chét chủ nuôi hoàn toàn có thể phòng tránh được cho cún yêu bằng việc:

  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho chó;
  • Cắt tỉa lông định kỳ cho chú cún để dễ dàng phát hiện sớm vùng có ve, bọ chét xâm nhập;
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng cho cún yêu;

2. Chó bị dị ứng thức ăn

Nguyên nhân: Xếp thứ hai trong các tác nhân gây dị ứng ở thú cưng chính là dị ứng thức ăn. Khi cún yêu ăn phải các thức ăn lạ, thức ăn bị nấm mốc, những thực phẩm có chứa các thành phần không hợp với hệ tiêu hoá của chú chó, khiến đường ruột không khỏe gây ra bệnh dị ứng.

Dấu hiệu:

  • Nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần trong ngày;
  • Người mệt mỏi, biếng ăn thậm chí là bỏ ăn;
  • Nổi ban đỏ li ti trên một vùng hoặc khắp cơ thể;
  • Đau bụng nên chú chó hay nằm rên rỉ, thở gấp;

Cách chữa:

Khi bạn cún nhà mình bị dị ứng thức ăn lúc này các SEN nên quan tâm hơn đến chế độ ăn uống, thực phẩm theo cách sau:

  • Cho cún ăn những thức ăn theo công thức chống dị ứng, loại bỏ những món ăn khó tiêu, khó hấp thụ, thức ăn có độ mẫn cảm thấp kể cả thức ăn tươi hoặc khô;
  • Bổ sung men tiêu hoá, vi khuẩn có lợi cho chú cún. Kết hợp các thực phẩm giàu vitamin B có tác dụng khôi phục tế bào đường ruột;

Phòng tránh:

Để ngăn tình trạng dị ứng thức ăn ở cún cưng chủ nuôi cần lưu ý đến chế độ ăn, thức ăn hằng ngày của chú chó nhà mình và nên:

  • Khi cho chú cún ăn các loại thức ăn khô bạn nên đọc kỹ các thành phần có trong thức ăn để lựa chọn loại phù hợp;
  • Kể từ thời điểm chó tập ăn dặm,sau mỗi lần bạn cún ăn bạn nên quan sát xem có những biểu hiện gì bất thường không để từ đó hạn chế thức ăn gây dị ứng cho chú chó nhà mình;
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để được tư vấn cụ thể về thực phẩm ăn uống lành mạnh cho bé cưng.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho chó

3. Chó bị dị ứng với phấn hoa

Nguyên nhân thứ ba khiến chó bị dị ứng chính là từ phấn hoa. Đây là một trong những trường hợp dị ứng thông qua đường hô hấp, do chú chó hít phải bụi phấn hóa trong các loài cây hoa, trong không khí.

Biểu hiện:

Chứng dị ứng phấn hoa ở chó cũng khá phổ biến và thường có những biểu hiện điển hình như:

  • Ngứa toàn thân;
  • Chó bị chảy nước mắt nhiều;
  • Xuất hiện các mẩn đỏ trên da;
  • Tinh thần uể oải, không thích vận động;
  • Chán ăn, thậm chí bỏ ăn;
  • Nghẹn ở cổ;
  • Ho khan và liên tục;

Điều trị:

Khi chó bị dị ứng với phấn hoa cách điều trị tại nhà là nên cho cún yêu uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C, B, A để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời kết hợp cả thuốc uống thải độc với thuốc bôi bên ngoài để điều trị.

Phòng tránh:

Để phòng tránh chó bị bệnh dị ứng phấn hoa chủ nuôi nên áp dụng một số giải pháp như:

  • Vào những ngày gió to, ẩm ướt hay nắng gắt nên hạn chế thời gian đưa cún cưng ra ngoài trời;
  • Sử dụng khẩu trang ngăn ngừa khói bụi, hóa chất ô nhiễm cho chú chó;

4. Chó bị dị ứng với thuốc và sữa tắm

Nguyên nhân: Chứng bệnh dị ứng này thường do chú chó hay phải tiếp xúc với hoá chất, tiêm, bôi thuốc điều trị hoặc có thể dị ứng khi tiêm phòng; Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng dầu gội, sữa tắm của con người có độ pH không phù hợp với da và lông của chó cũng gây ra tình trạng chó bị dị ứng.

Biểu hiện: Trường hợp chú chó bị dị ứng với thuốc và sữa tắm có những biểu hiện dễ dàng nhận biết như

  • Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da, đau rát,
  • Người mệt mỏi, lừ đừ, di chuyển chậm chạp;
  • Dị ứng với sữa tắm khiến chó bị rụng lông, da mẩn cảm;

Điều trị: Ngưng sử dụng loại sữa tắm hay thuốc uống đang dùng. Thay vào đó là dùng một số loại lá cây tự nhiên như lá trà xanh, lá bưởi… đun lấy nước để tắm cho chó.

Phòng tránh:

  • Khi cho cún sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ, hoặc đọc thật kỹ các hướng dẫn trên sản phẩm, các thành phần trong thuốc có gây dị ứng cho thú cưng hay không;
  • Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm của người để tắm cho chó;
  • Tùy vào từng giống cho sẽ có lông ít hay nhiều, cơ địa của da vì thế bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa tắm phù hợp với cún yêu;
  • Mỗi tuần nên tắm cho chú chó từ 2-3 lần là đủ; Nếu tắm mỗi ngày đôi khi sẽ làm lông và da chó bị khô;

Xem thêm: Chó con mấy tháng tắm được và những lưu ý khi tắm

5. Dị ứng với nước hoa

Nguyên nhân: Bệnh dị ứng nước hoa ở chó bắt nguồn từ việc thú cưng hay tiếp xúc với các loại nước thơm, nước hoa nhân tạo. Những chất này xâm nhập vào cơ thể bạn cún thông qua da, khi chúng thẩm thấu qua da sẽ đi vào trong máu dẫn đến các mô và bộ phận trong cơ thể bị tổn thương.

Biểu hiện:

  • Khó thở, thở gấp;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi;
  • Biếng ăn, bỏ ăn;

Điều trị:

Trong trường hợp chó bị dị ứng với nước hoa thì nên ngừng việc dùng nước hoa, uống nhiều nước và kết hợp một số loại thuốc bôi giảm ngứa từ bác sĩ thú y

Phòng tránh:

  • Sử dụng các chất làm sạch hay nước xịt phòng, nước hoa có nguồn gốc tự nhiên.
  • Không dùng nước hoa của người để xịt lên người chú chó. Tốt nhất nếu bạn muốn cún yêu được thơm tho, sạch sẽ thì nên dùng các loại nước hoa dành riêng cho bạn cún có tinh chất an toàn với sức khỏe, da và lông.

6. Cún cưng bị dị ứng thời tiết

Nguyên nhân: Đây là một trường hợp dị ứng khá hiếm gặp, thường hay xảy ra với những chú chó sống trong điều kiện thời tiết, khí hậu quá lạnh hoặc độ ẩm trong không khí quá mức cho phép.

Phòng tránh: Chú cún luôn cần được giữ ấm cơ thể nhất là ở lòng bàn chân. Tạo môi trường sống có độ thông thoáng, khô ráo, tránh những nơi quá ẩm thấp. Cho cún uống nhiều nước và đảm bảo nguồn nước phải sạch sẽ.

Xem thêm: Môi trường sống lý tưởng của chó là như thế nào?

6 nguyên nhân trên chính là những lý do thường gặp nhất khiến chó bị dị ứng. Sen hãy xem xét xem chó nhà mình có bị vấn đề này không nhé. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan
Bình luận của khách

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Mới Nhất
Bài viết hot nhất
THEO DÕI PETBOSS
3,600Thành viênThích
CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT