Bệnh động kinh ở thú cưng là một trong những căn bệnh thường gặp, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của chó cưng, thậm chí là tử vong. Chẳng những thế những cơn động kinh ở chó đôi khi còn gây nguy hại đến cả chủ nuôi và mọi người xung quanh. Vậy làm thế nào để nhận biết chú chó bị động đinh, cách sơ cứu, điều trị cũng như chăm sóc chó bị động kinh ra sao là hợp lý nhất. Bài viết hôm nay các chuyên gia tại Petboss sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở chó cưng nhé!
Động kinh ở chó là bệnh gì?
Chó bị động kinh hay còn được gọi là co giật, là một căn bệnh do rối loạn một chức năng thần kinh tiềm ẩn xảy ra ở não bộ. Mỗi lần lên cơn động kinh tựa như một đợt phóng điện bất thường của các nơron thần kinh cùng nằm trên một diện tích ít hay nhiều của vỏ não. Tùy vào vị trí và diện tích của vùng não bị tổn thương mà các cơn động kinh, co giật sẽ biểu hiện những triệu chứng về thần kinh khác nhau.
Bệnh động kinh là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở cả chó mèo, nhưng ở chó cao hơn. Và tỷ lệ chó bị động kinh có thể từ 0,5% đến 5,7%. Chứng co giật không chỉ ở những loài chó săn mồi, chó sói sống nơi hoang dã mà những bạn chó nhà, có cảnh cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
Chó bị động kinh nhiều lần và liên tục nguy hiểm như thế nào?
Động kinh là một triệu chứng cực kỳ nguy hiểm, có những chú chó chỉ co giật ở mức độ nhẹ, không liên tục và cơn động kinh chỉ từ 2-3 phút là kết thúc. Nhưng với những chú chó bị động kinh nhiều lần trong ngày, thời gian của mỗi cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút và liên tục sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí là có nguy cơ gây tử vong cho cún cưng. Cụ thể:
Khua khoắng các chi khi cơn động kinh diễn ra liên tục và kéo dài, nhiệt độ cơ thể của chú chó tăng lên. Chó bị động kinh có thể bị sốc nhiệt hay còn gọi là đột quỵ do nhiệt khi cơ thể tăng nhiệt độ nhanh chóng từ mức bình thường lên hơn 42 độ C. Khi vượt ngưỡng trên 43 độ C, cún cưng có nguy cơ bị suy tạng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể tăng quá cao cũng dẫn đến các triệu chứng thần kinh bất thường như lờ đờ, cơ thể yếu ớt thậm chí là hôn mê. Cùng với đó là những biến chứng thứ phát có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho chú cún như:
- Đông máu nội mạch lan tỏa;
- Viêm loét đường ruột, dạ dày;
- Hạ huyết áp đột ngột;
- Hạ đường huyết xuống mức bất bình thường;
- Nhiễm trùng máu, niêm mạc;
- Suy thận cũng là một trong biến chứng nguy hiểm khi chó bị động kinh;
8 nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh động kinh ở chó
Chó bị động kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân là do mắc những bệnh lý khác có thể điều trị được, nhưng cũng có nhiều lý do đến từ yếu tố bẩm sinh, di duyền nên không thể phòng tránh, cũng như điều trị hiệu quả. Theo các chuyên gia chứng động kinh ở cún cưng thường từ những nguyên nhân sau:
- Chó bị khuyết tật não bẩm sinh.
- Cún cưng bị thiếu men Phenylalamine Hydroxylase bẩm sinh khiến Acid Phenyllalamine không bị phá vỡ, lâu dần gây tổn thương cho não.
- Một nguyên nhân khác đến từ bệnh lý u não, ấu sán não, tai biến, viêm tắc động mạch não…
- Ở giai đoạn gần sinh chú chó con bị thương gây chấn động đến não bộ..
- Nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não, viêm não…) cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các cơn co giật ở thú cưng.
- Tim suy, thận suy, urê cao, ngộ độc các loại… Những bệnh lý nội khoa này cũng có thể là lý do chó bị động kinh.
- Do đột quỵ hoặc thiếu máu bất thình lình.
- Mặt khác, nếu chú chó thường xuyên rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hoá như: hạ đường huyết, hạ Canxi huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải cũng gây ra các cơn động kinh bất chợt.
Những biểu hiện khi chó lên cơn động kinh, co giật
Khi chó lên cơn động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của chú cún mà còn có thể gây hại cho chính chủ nhân của chúng, cũng như những người xung quanh. Vì thế, bạn cần nhận biết được những biểu hiện khi chó bị động kinh để có cách xử lý và phòng tránh hiệu quả.
Khi thú cưng có những biểu hiện này chứng tỏ bạn chó ấy đang lên cơn động kinh:
- Bỗng dưng chú chó hả miệng to ra, ho khạc khạc như kiểu mắc cổ hoặc nghẹn;
- Sau 1-2 phút thì lăn ra, tứ chi bắt đầu co giật, miệng sùi bọt;
- Lúc này chú chó có thể rơi vào trạng thái tiểu tiện không tự chủ, đi tiểu tiện ngay tại chỗ.
- Cơn co giật có thể diễn ra trong 1-2 phút, hoặc thậm chí lâu hơn đến 5 phút. Sau khi động kinh chú chó đi không vững, bước đi loạng choạng, chóng mặt, quay vòng vòng.
Nên làm gì nếu thấy chó bị động kinh?
Với những chủ nuôi chưa có kinh nghiệm, khi lần đầu thấy chó bị động kinh thường hoang mang, lo sợ không biết xử lý như thế nào? Đôi khi việc sơ cứu không kịp thời hoặc sai cách vừa gây nguy hiểm cho chính bản thân của chủ nuôi, cũng như chú cún. Vậy phải làm gì khi chó lên cơn động kinh? Các chuyên gia tại Pet Boss khuyên bạn nên thực hiện những việc sau?
Sơ cứu cho chó bị động kinh
- Khi thấy cún cưng có biểu hiện lên cơn co giật, trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh để thực hiện các bước sơ cứu quan trọng. Quan sát và đẩy những thứ có thể làm tổn thương chú chó của bạn ra xa.
- Nếu chó đang nằm ở ngoài trời đừng để chúng nằm gần đường đi, những vật sắc nhọn hay ở những vùng nước nguy hiểm, ao hồ.
- Hãy nhớ khi chó đang lên cơn co giật tuyệt đối đừng động vào miệng của chúng, cũng như đặt bất kỳ vật gì trong miệng chó nếu bạn không muốn bị cắn oan.
- Chú cún của bạn có thể bị nóng khi cơn động kinh kéo dài quá 1 phút. Để tránh sốc nhiệt hãy bật một cái quạt bên cạnh chú chó và đặt nước lạnh lên bàn chân để giúp điều hoà, làm mát cơ thể bạn cún.
- Trong trường hợp chó bị động kinh kéo dài đến 5 phút và không có dấu hiệu giảm dần thì nên cho chú cún dùng thuốc chống co giật rồi gọi ngay cho bác sĩ thú y.
Đưa chó tới gặp bác sĩ thú y
Trong trường hợp bạn cún bị co giật kéo dài hơn 5 phút, hoặc lên cơn nhiều lần liên tục trong ngày thì đừng chần chừ mà cho bạn ấy đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt.
Cơn co giật kéo dài khiến chú cún bị khó thở, làm tăng nguy cơ tổn thương não. Lúc này tùy vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ cho chú chó uống IV Valium để ngăn chặn cơn động kinh. Cùng với đó là tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân chó bị động kinh xuất phát từ các bệnh lý bẩm sinh, di truyền thì cần điều trị theo hướng trị triệu chứng bệnh bằng điều trị bằng Phenobarbital hoặc Kali Bromide.
Phòng tránh chó bị động kinh như thế nào?
Thường thì bệnh động kinh đến từ những yếu tố bất thường do di truyền vì thế khó có thể phòng tránh tuyệt đối điều này. Và theo các chuyên gia để hạn chế đến mức thấp nhất chứng co giật, động kinh ở thú cưng thì chủ nuôi nên có những giải pháp như:
- Khi lựa chọn nuôi thú cưng nên xem xét yếu tố về nguồn gốc, chú ý tới những giống chó có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao.
- Khi chó đến giai đoạn sinh sản, nên kiểm tra sức khoẻ cho chúng kỹ lưỡng. Đảo bảo chó bố, chó mẹ có sức khoẻ tốt, không gây ảnh hưởng tới thế hệ con sau này.
- Nếu có thể thì không nên điều trị bệnh cho chó bằng thuốc Kali Bromide. Vì nó có thể dẫn đến co giật. Nếu chú chó của bạn đang dùng thuốc để kiểm soát chứng động kinh tuyệt đối không được ngưng thuốc một cách đột ngột nhé. Vì điều này có thể làm nặng thêm và bắt đầu khiến chó bị co giật lại.
- Đảm bảo thức ăn hằng ngày cho chú chó của bạn đầy đủ chất dinh dưỡng, với những chó bị động kinh liên tục nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột. Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho chó
- Giải pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh động kinh ở chó chính là tiêm Vaccine phòng bệnh đầy đủ, nhỏ thuốc phòng ngừa ve rận, tẩy giun định kỳ. Cùng đó là chế độ chăm sóc thú cưng một cách khoa học giúp bé cưng nhà mình có sức đề kháng tốt, phòng bệnh hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về bệnh động kinh ở chó, hi vọng đã giúp được bạn. Nếu có thắc mắc nào liên quan, hãy bình luận ngay bên dưới để nhận giải đáp sớm từ Petboss nhé.