Nấm da là một bệnh da liễu thường gặp nhất ở thú cưng. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái, khiến chú chó ngứa ngáy, khó chịu, lông rụng nhiều, da mẩn đỏ làm mất đi tính thẩm mỹ. Vậy làm cách nào để nhận biết sớm chó bị nấm da, việc điều trị như thế nào và cách phòng ngừa ra sao. Bài viết dưới đây của PetBoss sẽ giúp chủ nuôi cún cưng hiểu rõ hơn về bệnh nấm da ở chó nhé.
5 nguyên nhân chó bị nấm da thường gặp nhất
Nhiều thống kê cho thấy trong 10 chú chó thì cũng có đến 5 đến 6 bạn cún từng mắc bệnh nấm da. Và dường như bất kỳ giống chó nào, ở độ tuổi nào cũng dễ bị tình trạng này. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc thú cưng hay mắc phải bệnh nấm da thường đến từ 5 nguyên nhân cơ bản như:
- Không giữ vệ sinh sạch sẽ: Với những chú chó lông dày, rậm nhưng không được tắm rửa thường xuyên, không giữ vệ sinh sạch sẽ và để da, lông chó ẩm ướt nhiều ngày. Điều này tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn sinh sôi và nhất là virus nấm phát triển mạnh.
- Da chó bị mất đi lớp bảo vệ: Đôi khi việc quá sạch sẽ lại vô tình gây ra tình trạng nấm da ở chó. Vì khi bạn tắm rửa cho cún yêu quá kỹ vô tình làm mất đi chất nhờn giữ ẩm có lợi trên da, khiến da cún bị tổn thương và mất đi sức đề kháng để chống lại vi khuẩn, virus nấm xâm nhập.
- Sữa tắm dùng cho cún cưng có độ PH cao: Đây là nguyên nhân mà thường chủ nuôi chó hay bỏ qua. Việc thường xuyên dùng những loại sữa tắm có độ PH cao khiến cho chất nhờn trên da chú cún mất đi, dẫn tới bệnh nấm da.
- Nấm da ở chó do ký sinh trùng: Ve, rận, cái ghẻ… là những ký sinh trùng phổ biến gây nên tình trạng nấm ở chó. Khi chúng ký sinh trên cơ thể cún lâu ngày sẽ hút máu và khiến chó bị thiếu máu, tổn thương da và tạo cơ hội để virus nấm hình thành trên da chó.
- Bị lây từ chó bệnh: Khả năng lây bệnh nấm da từ chó bệnh sang chó bình thường là rất cao. Chỉ cần tiếp xúc, vui đùa cũng đủ lây nhiễm.
Biểu hiện của bệnh nấm da ở chó là gì?
Chó bị bệnh nấm da thường xảy ra ở các vị trí trên đầu, cổ, các bàn chân… và hầu như giống chó nào cũng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh da liễu này. Để nhận biết được chó bị nấm bạn có thể quan sát bằng mắt thường thông qua những biểu hiện rõ ràng như:
- Rụng lông theo từng mảng tròn, thậm chí có nhiều vùng lông bị trụi hết lộ ra lớp da của chú chó. Ngoài ra rụng lông còn là triệu chứng của nhiều vấn đề khác, xem thêm tại: Chó bị rụng lông
- Nhiều vùng da tổn thương bị đỏ hoặc loét rộng khiến chó cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Thậm chí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng dạ cực kỳ nguy hiểm.
- Một dấu hiệu giúp bạn dễ nhận biết nhất là vùng da và lông bị nấm thường có mùi tanh hôi rất khó chịu.
- Những nơi bị nấm khi khô sẽ tróc vảy, trông giống như gàu, dần dần xuất hiện các vết thâm đen.
- Cơ thể chú chó mệt mỏi, lười vận động thậm chí hay cáu gắt. Biếng ăn hoặc bỏ ăn ngay cả những món bạn cún thường yêu thích.

Bệnh nấm dạ ở chó có thể lây cho con người không?
Bạn thích nuôi thú cưng, thích âu yếm, vuốt ve bộ lông của chúng nhưng có bao giờ bạn thắc mắc khi chó bị bệnh nấm da có lây sang người hay không?

Câu trả lời là CÓ. Đây được xem là một trong những căn bệnh lây từ thú cưng như chó, mèo sang người với tỷ lệ cao nhất hiện nay.
Chủ nuôi thường sẽ bị nhiễm bệnh nấm da do quá trình tiếp xúc trong khi vui đùa, vuốt ve hay chải lông cho chó cưng. Triệu chứng bị lây bệnh đầu tiên trên dạ người sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, lan rộng ra nhiều vùng xung quanh tạo nên hình vòng.
Bệnh nấm da ở người khi bị lây từ chó mèo đa phần đều không gây nguy hiểm lớn nhưng lại gây mất thẩm mỹ, tạo sự khó chịu, ngứa ngáy. Vì thế, khi xác định cún cưng đang bị nấm da chủ nuôi cũng cần có những biện pháp cách ly, hạn chế tiếp xúc. Sát khuẩn tay sau khi đụng vào bạn cún, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh bị lây bệnh.
Cách điều trị chó bị nấm da hiệu quả nhất
Bệnh nấm da ở chó tuy không gây hại đến tính mạng của chú chó nhưng nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cún ngứa ngáy khó chịu và lâu dài còn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Theo lời khuyên của chuyên gia trong điều trị chó bị nấm da tại nhà chủ nuôi cần thực hiện những phương pháp sau:
- Trước tiên bạn cần cạo sạch vùng lông bị nấm để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám vào lông. Cũng như để dễ dàng bôi thuốc và xử lý vết loét.
- Sát trùng xung quanh khu vực vùng dạ bị nấm bằng việc sử dụng dung dịch phèn chua 3% tắm cho bạn cún. Lưu ý: Chỉ dùng phèn chua để tắm cho cún yêu khi lần đầu phát hiện bị nấm. Còn trong quá trình điều trị nếu cần tắm cho thú cưng thì phải dùng loại sữa tắm cho chó bị nấm đặc hiệu.
- Nếu chú cún nhà bạn bị nấm nhưng chỉ ở mức độ ít và nhỏ bạn có thể mua dung dịch sát khuẩn Betadine 10% bôi vào các vị trí vết thương ngày ít nhất 2 lần. Loại thuốc này có khả năng diệt đơn bào, nấm rất mạnh chỉ cần 3, 4 ngày bôi sẽ chữa khỏi dứt điểm.
- Trong trường hợp chó đã bị nhiễm nấm nặng hơn, điều trị quá muộn thì cần phải dùng đến thuốc chữa nấm đặc hiệu Alkin FungikuR (thuốc dạng xịt nấm). Đây là loại thuốc đặc trị nấm, ghẻ được nhiều bác sĩ chỉ định sử dụng. Bạn có thể mua ngay bên dưới.
Làm thế nào để hồi phục lông chó bị bệnh nấm da?
Khi chó bị nấm da thường kèm theo tình trạng rụng lông theo từng khu vực cụ thể. Lông thậm chí bị rụng trụi hết để lộ ra cả phần da, lúc này chú cún hay gãi và ngứa ngáy khó chịu. Vậy làm sao để hồi phục lại phần lông chó đã bị rụng do bệnh nấm da?

Để lông cún yêu mọc lại bình thường thì trước hết phải điều trị dứt điểm bệnh nấm da ở chó. Khi bệnh viêm da hết hoàn toàn thì phần lông của bạn cún cũng sẽ nhanh mọc trở lại. Cùng với đó bạn cần thực hiện những điều sau:
- Cho chú cún ăn đầy đủ các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể sau khi bị bệnh, giúp lông mọc nhanh và dày hơn.
- Bổ sung thêm cho cún yêu những loại thuốc dinh dưỡng có tác dụng chăm sóc da và lông cho chó.
- Cho thú cưng uống đủ nước để tránh tình trạng da khô ráo. Nguồn nước cho chó uống phải là nước sạch, đảm bảo vệ sinh để hạn chế tình trạng bị rụng lông.
- Khi lớp lông mới mọc lên cần thường xuyên chải chuốt, tắm và cắt tỉa lông cho bạn cún gọn gàng, sạch sẽ.
- Thường xuyên kiểm tra xem có rận, ve bán trên lông chó hay không để kịp thời chữa trị.
Cách phòng tránh bệnh nấm da ở thú cưng
Để phòng chống chó bị nấm nên có cách chăm sóc và vệ sinh cho chó đúng cách. Bên cạnh đó bạn còn phải thực hiện những giải pháp phòng tránh nấm da cho chó cụ thể như:
- Sáng và chiều tối bạn có thể cho chó đi tắm nắng một lúc. Cần lưu ý một điều là lúc nào lông và da chó cũng phải khô thoáng và sạch.
- Vệ sinh nơi ở, nhà cho chó, chuồng chó, và những nơi chú chó nhà bạn hay nằm. Nếu cho cún mặc đồ thì nên giặt giũ quần áo cho chó sạch sẽ, tránh ẩm mốc để tránh vi khuẩn ẩn náu.
- Lựa chọn sửa tắm có độ PH phù hợp với từng loài chó. Khi dùng sửa tắm mà da cún bị mẩn đỏ thì nên lập tức dừng lại ngay.
- Để phòng các bệnh da liễu và cụ thể là bệnh nấm da cho thú cưng, chủ nuôi cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày của bạn cún. Nhằm giúp cún cưng tăng khả năng đề kháng chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập.
Chó bị nấm da tuy là căn bệnh khá phổ biến nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khiến bạn cún gặp nhiều phiền toái hơn. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chủ nuôi có thêm cẩm nang chăm sóc chó bị nấm da nhé.