Đừng tưởng rằng chó bị ong đốt là chuyện bình thường đâu nhé. Vì đôi khi những vết đốt tuy nhỏ nhưng lại gây ra những nguy hiểm không ngờ. Vậy dấu hiệu khi bị ong chích ra sao? Cách xử lý thế nào và làm sao phòng ngừa để đảm bảo cho thú cưng được an toàn. Bạn hãy cùng PetBoss tham khảo những thông tin dưới đây để có cách bảo vệ chú cún của mình tốt nhất nhé.
Chó bị ong đốt có nguy hiểm gì không?
Chó bị ong đốt là tình trạng thường gặp, vị trí bị ong chích thường sẽ bị sưng và phồng to lên chỉ sau một vài phút. Lúc này nhìn chú chó của chúng ta có vẻ hơi mắc cười nhưng đằng sau là một mối nguy hiểm lớn mà bạn không nên chủ quan.
Đa phần cún cưng bị ong đốt ở phần đầu, đặc biệt nhiều nhất ở mỏm, chân hoặc ngực. Đó là những vị trí sẽ sưng to và khiến chúng vô cùng khó chịu.
- Khi bị đốt ở phần mặt, toàn bộ khuôn mặt sẽ bị sưng lên, cơ mặt còn bị co giật, mắt thì híp lại và cún yêu sẽ rên rỉ đau đớn. Sự khó chịu khiến chúng dùng chân cào vào vùng bị ong đốt dẫn đến trầy xước dạ, nặng hơn là gây nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.
- Trong trường hợp bị đốt ở ngực, vết thương sưng to gây chèn ép vào bộ phận tim, phổi của chú chó khiến chúng cảm thấy khó thở, người mệt mỏi, kiệt sức.
- Còn khi chó bị ong đốt ở chân, chân sưng to và đau đớn khiến cún khó di chuyển, thậm chí là không thể đi lại, chạy như bình thường được.
Như vậy có thể thấy việc chó bị ong đốt dù ở bộ phận nào cũng gây ra những nguy hiểm không mong muốn. Cún cưng cảm thấy mệt mỏi, rên la, bỏ ăn, và còn có những hành vi tức giận gây nguy hại đến con người.
Những biểu hiện giúp bạn nhận biết được cún cưng bị ong đốt
Những chú chó rất thích vui đùa, hiếu động và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Đôi khi chúng hay đi đến những bụi rậm, vườn cây để nằm nghỉ hay kiếm thức ăn nên việc bị các loài côn trùng cắn là điều khó tránh khỏi, thường gặp nhất là những chú ong.
Để nhận biết chó bị ong đốt bạn có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:
- Chỗ bị ong chích sẽ sưng to lên bất thường, khá rõ ràng.
- Vùng bị đốt không chỉ sưng tấy mà còn khiến cún cưng vô cùng đau đớn và khó chịu. Bạn sẽ thấy chúng sủa liên tục và thường xuyên đưa chân gãi ở vùng bị đốt.
- Nếu chân cún bị đốt, vùng chân sẽ sưng to đau nhức nên chó đi lại rất khó khăn, khập khiễng, hay nằm xuống. Chúng phải lấy răng để gặm lấy bàn chân cho đỡ khó chịu, ngứa ngáy.
- Một dấu hiệu cực kỳ quan trọng khi chó bị ong đốt là cơ thể cún mệt mỏi, hơi thở gấp, nặng nhọc. Vết đốt ở đâu chỗ đó sẽ càng lúc càng sưng và phình to hơn.
Cách xử lý chó bị ong đốt như thế nào an toàn nhất?
Như vậy dễ dàng nhận thấy chó bị ong đốt nếu để lâu một tí sẽ dẫn đến những nguy hiểm khó lường. Chính vì thế, khi phát hiện cún cưng bị ong đốt cần có cách xử lý kịp thời an toàn nhất theo các bước sau:
- Bước 1: Tìm vị trí mũi kim ong đốt
Muốn loại bỏ kim độc, việc trước hết bạn cần phải tinh ra đúng vị trí mũi kim ong đốt. Vì lúc này chỗ bị đốt sẽ sưng tất, phình to và thường bị che lấp bởi lớp lông nên việc tìm nốt chích của ong tương đối khó khăn.
Khi bị ong đốt chú chó rất khó chịu, người lừ đừ mệt mỏi, ngứa ngáy vì thế để tìm được vị trí mũi kim ong đốt bạn cần thực hiện một cách khéo léo. Có thể sử dụng một chiếc kính lúp để tìm ra vết chích một cách nhanh chóng nhất.
- Bước 2: Loại bỏ kim của con ong (nếu có)
Khi tìm thấy vết kim của ong đốt, bạn nên loại bỏ kim ra khỏi da bạn chó nhanh nhất có thể. Bạn có thể dùng một cây nhíp nhỏ, nhưng tuyệt đối không được kẹp vào túi bọc chứa độc trong kim.
- Bước 3: Giảm đau vết sưng cho bạn cún
Nốt ong đốt sưng tấy khiến chú chó cảm thấy đau đớn, khó chịu vô cùng. Do đó việc giảm đau, giảm sưng cho chó là bước kế tiếp bạn cần thực hiện ngay.
Chủ nuôi thú cưng có thể giảm đau cho bạn cún bằng cách sau:
- Đầu tiên, đặt một chiếc gạc lạnh vào ngay vết chích của con ong.
- Sau khi cơn đau đã dịu đi nhờ gạc lạnh, bạn nên sử dụng một lọ thuốc kháng histamin thoa lên da chó để giảm bớt tác dụng của nọc
- Nếu vết sưng quá to, hãy trộn hỗn hợp nước và baking soda, sau đó thoa vào vết đốt. Việc này có tác dụng giảm đau tức thì một cách nhanh chóng.
- Hoặc một cách khác bạn lấy một ít đá, sau đó bỏ đá vào khăn và áp nó lên vết thương của chó.
- Bước 4: Thường xuyên theo dõi cún cưng bị ong đốt
Khi phát hiện chó bị ong đốt cũng như đang tiến hành xử lý vết sưng cho cún, cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, cũng như các dấu hiệu bất thường của bạn cún. Đối với trường hợp bị sưng tấy kéo dài, khó thở và nổi mề đay hay sốc phản hệ, bạn cần đưa chó đến trung tâm thú ý để các bác sĩ kịp thời chữa trị.
Vậy phải làm gì để phòng ngừa thú cưng bị ong đốt?
Vào thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè là giai đoạn lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng. Nên tình trạng chó bị ong đốt diễn ra thường xuyên hơn.
Thời điểm này, bạn cũng nên chuẩn bị một số biện pháp để phòng ngừa chó bị ong đốt như:
- Tránh không cho cún lại gần những khu vực có nhiều hoa, cây cối
- Nên dắt cún đi dạo vào lúc rạng sáng hoặc chiều tối. Bởi đây là thời điểm loài ong thường không hoạt động.
- Tránh đưa cún đến những vườn cây ăn quả bởi những khu vực này tập trung rất nhiều loài ong. Chó là loài tính hiếu động, chắc chắn chúng sẽ đuổi theo những chú ong để trêu đùa.
- Không được xịt nước hoa cho chó bởi mùi nước hoa thường có hương thơm ngọt ngào nên dễ thu hút những chú ong
Với những thông tin trên chắc hẳn phần nào bạn đã thấy việc chó bị ong đốt không nên chủ quan tí nào. Khi thấy bé cún có những dấu hiệu bất thường sau khi bị ong chích bạn nên dành nhiều thời gian quan sát, áp dụng đúng các cách xử lý và cho bạn cún đi khám nếu tình trạng nặng hơn nhé.