Thứ Sáu, 21, Tháng 3,2025

Bạn đã biết nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc chó bị táo bón chưa?

Chó bị táo bón là một chứng bệnh về đường ruột khá phổ biến ở thú cưng. Tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng đe dọa về tính mạng, nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến cả mặt sức khoẻ, tâm lý, đời sống hằng ngày của chú cún. Lâu dần gây ra hiện tượng biếng ăn, bỏ ăn. Vậy đâu là nguyên nhân của chứng táo bón và chủ nuôi cần làm gì khi chó bị táo bón liên tục và kéo dài không dứt. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Petboss nếu bé cưng nhà mình đang gặp phải chứng bệnh này nhé!

Chó bị táo bón có biểu hiện như thế nào?

Táo bón là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất ở thú cưng, biểu hiện rất dễ nhận biết của tình trạng này là chú cún đi đại tiện khó khăn, ít đại tiện hoặc không thể đại tiện. Mỗi lần đi đều phải rặn, phân khô, vón cục hoặc đi ra các dị vật như cỏ, sợi chỉ… Bên cạnh đó tùy vào từng trường hợp, mức độ táo bón nặng hay nhẹ mà kèm theo một số biểu hiện khác như:

  • Một số trường hợp nhiều ngày không đi ngoài khiến chó ăn ít, bỏ ăn.
  • Khi cún cưng bị táo bón liên tục nhiều ngày còn kèm theo các triệu chứng như chán ăn, nôn, hôn mê.
  • Đại tiện khó, phải rặn thường xuyên nên có trường hợp chó đi ngoài ra máu, máu dính xung quanh hậu môn của chú cún.

Như vậy, khi bị táo bón lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của chú chó, khiến chúng cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn và nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây suy giảm sức khoẻ, làm chậm quá trình tăng trưởng bình thường của bạn cún cưng.

8 nguyên nhân không ngờ tới khiến cún yêu dễ bị táo bón

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia bệnh táo bón ở người và thú cưng có những biểu hiện cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá giống nhau. Đôi khi có một số lý do khiến chú chó bị táo bón mà chủ nuôi thường không để ý đến. Cụ thể:

  • Chó bị táo bón do thường xuyên ăn những thức ăn khó tiêu hoá hay ăn phải dị vật. Thậm chí có nhiều chú chó lại có thói quen ăn lung tung, nhặt nhạnh những thức ăn bên đường hoặc thường xuyên ăn cỏ nên khó tiêu hoá, đi ngoài khó khăn.
  • Khẩu phần ăn uống hằng ngày của chú cún ít chất xơ có nhiều trong rau xanh, các loại hạt nên khiến hệ tiêu hoá của cún cưng khó bài tiết.
  • Chó không được uống đủ nước, thiếu nước khiến phân không thể đi qua hậu môn và dẫn đến chứng táo bón.
  • Việc thú cưng ít hay lười vận động làm nhu động đường ruột thường trì trệ ra tăng khả năng bị táo bón cao hơn những chú chó thường xuyên vận động, tập luyện thể dục.
  • Những chú chó có lông dài đôi khi phân dễ mắc, dính lên lông và khiến chúng khó đi ngoài hơn bình thường.
  • Thú cưng bị nhốt trong nhà hay trong chuồng lâu ngày, thường xuyên phải “nhịn” đi đại tiện.
  • Tắc ruột khiến phân khó đào thải ra ngoài cũng gây ra tình trạng chó bị táo bón.
  • Bên cạnh đó, khi chú cho mắc các bệnh lý như thoát vị xương chậu, thần kinh cơ…  cũng là nguyên nhân khiến chó bị táo bón.

Chăm sóc và điều trị chó bị táo bón ra sao là CHUẨN nhất?

Khi thú cưng bị táo bón chủ nuôi cần quan tâm hơn đến việc chăm sóc chó hằng ngày, kết hợp với các phương pháp điều trị phù hợp để tình trạng táo bón giảm dần và chấm dứt. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bé cún nhà bạn đang bị táo bón cần thực hiện những bước sau:

Làm sạch hậu môn cho chó

Khi chú chó nhà bạn bị táo bón việc làm bắt buộc trước tiên bạn cần thực hiện là làm sạch hậu môn cho chó. Cần làm lỏng hoặc loại bỏ các chất phân cứng gây tắc nghẽn ở trực tràng bằng biện pháp thụt tháo hậu môn. Nếu tình trạng chú cún bị táo bón ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự thực hiện tại nhà, hoặc có thể đưa thú cưng đến phòng khám. Và nhớ phải bổ sung nước cho cún cưng ngay sau đó nhé!

Tăng cường thêm chất xơ

Chất xơ là thành phần quan trọng gíup hệ tiêu hoa bài tiết dễ dàng hơn, vì thế khi điều trị và chăm sóc cún yêu bị táo bón thì chắc chắn bạn cần phải lên một thực đơn cho chó giàu chất xơ. Cà rốt, đậu que, bí đỏ, bông cải… là những thực phẩm dễ tiêu hóa và có nhiều chất xơ. Bạn có thể luộc, hấp chín để giữ được lượng chất xơ nhiều hơn.

Bổ sung đủ nước và chất điện đại

Đừng bao giờ để chó khát nước, thiếu nước và chất điện giải. Uống nhiều nước sẽ giúp phân mềm ra và dễ đi hơn. Chất điện giải phòng tránh tình trạng thiếu nước, mất nước.

Điều trị táo bón cho chó bằng thuốc tại nhà

Trong tình trạng chó bị táo bón ở mức độ nhẹ, không có triệu chứng nào khác đi kèm thì bạn có thể tự điều trị cho chó tại nhà bằng thuốc xổ, kết hợp với uống thuốc phòng tránh táo bón đi kèm. Mặt khác, bạn có thể gọi điện đến bác sĩ thú y để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhất.

Xem thêm: Bệnh viêm đường ruột ở chó và cách điều trị

Cho chó đến phòng khám thú y

Trong trường hợp bạn đã điều trị một số cách tại nhà nhưng tình trạng bạn cún bị táo bón vẫn không hết thì tốt nhất bạn nên cho thú cưng đến phòng khám. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác mức độ táo bón ở chó. Cùng với đó là hướng dẫn các loại thuốc cần cho chó cưng uống và chăm sóc tại nhà.

Mách bạn kinh nghiệm nuôi thú cưng ít bị táo bón

Táo bón không phải là bệnh lý bẩm sinh, cũng không phải bệnh mãn tính vì thế bạn có thể tự phòng tránh được cho cún cưng nhà mình. Theo chia sẻ của các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của các SEN để nuôi cún yêu không bị táo bón bạn nên:

  • Quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống của chú chó, tùy vào từng độ tuổi, thể trạng mà có khẩu phần ăn, thực phẩm bổ sung phù hợp. Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn nhất cho chó
  • Cho cún cưng uống đủ nước mỗi ngày, vào mùa hè nắng nóng lượng nước nên tăng để tránh tình trạng mất nước cho cún yêu.
  • Tăng cường và bổ sung chất xơ trong thực đơn hằng ngày sẽ giúp bé nhà bạn tránh xa được căn bệnh này đấy.
  • Chú chó nào cũng có thói quen liếm lông nên dễ bị tắc lông trong ruột. Vì thế để tránh chứng táo bón bạn nên thường xuyên cắt tỉa và chải lông đều đặn chó bạn ấy nhé.
  • Hãy cho chú cún vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày. Cùng với đó bạn nên dành chút thời gian cùng bạn chó đi dạo, chạy bộ không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, tăng nhu động ruột, giúp dễ đi ngoài mà còn làm tinh thần của bạn cũng như chú cún thoải mái hơn đấy. xem thêm: Các bài tập thể dục cho chó
  • Bên cạnh đó, ngay từ nhỏ nên huấn luyện, dạy cho chó bỏ đi thói quen ăn lung tung, ăn cỏ, hay các dị vật cứng khó tiêu. Xem thêm: Cách huấn luyện chó từ nhỏ chuẩn mực
Bài viết liên quan
Bình luận của khách

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Mới Nhất
Bài viết hot nhất
THEO DÕI PETBOSS
3,600Thành viênThích
CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT