Viêm đường ruột ở chó rất phổ biến nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm. Hãy cùng PetBoss đọc bài viết sau để tìm hiểu tất cả thông tin về căn bệnh này nhé!
Triệu chứng khi chó bị viêm đường ruột
Khi chó có những dấu hiệu sau thì chứng tỏ 100% đang bị viêm đường ruột rồi đấy:
- Giai đoạn đầu:
- Tiêu chảy và ói mửa là triệu chứng bạn dễ nhận ra nhất
- Tần suất đi cầu ngày một tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Giai đoạn giữa
- Chú chó sẽ bị đau bụng, mệt mỏi, ít hoặc không muốn vận động, nằm kêu la, rên rỉ
- Phân dạng lỏng, có mùi tanh và chua. Nếu bị xuất huyết ruột già thì phân sẽ chuyển thành màu xanh hoặc đen
- Giai đoạn cuối
- Bụng căng lên, sôi bụng hoặc chướng bụng nên chú cún thường chọn nằm ở tư thế hai chân trước chống lên trên.
- Nhịp tim của chú chó bị viêm đường ruột sẽ đập nhanh hơn so với mức bình thường 120 – 150 nhịp/phút, thở gấp. Đây là giai đoạn cuối có thể dẫn đến tử vong cao cho cún cưng nhà bạn
Nguyên nhân khiến chó bị viêm đường ruột
Theo các chuyên gia cho biết hầu hết chó bị viêm đường ruột chủ yếu xuất phát từ những lý do sau:
- Ăn uống không đảm bảo: Ăn phải những loại thức ăn ôi, thiu, thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
- Nhiễm vi khuẩn, virus: Các loại virus như Parvovirus (Xem thêm Bệnh Parvo ở chó), Canine (Xem thêm Bệnh Care ở chó), virus gây viêm gan,… tấn công và ủ mầm bệnh sẵn trong cơ thể chó. Hoặc cũng có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên như khuẩn E. Coli, Salmonella,…
- Môi trường sống: Nếu để chó thường xuyên ở trong môi trường thiếu ánh sáng, ẩm thấp, những nơi có nhiều ve, rận, ký sinh sẽ khiến tỷ lệ nhiễm bệnh đường ruột cao hơn. Xem thêm: Cách trị ve chó nhanh chóng và an toàn
Cách chữa bệnh viêm đường ruột ở chó và những lưu ý
Cách chữa trị bệnh ngay tại nhà
Bạn có thể hoàn toàn chữa trị chó bị viêm đường ruột ngay tại nhà tùy vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên đem chó đến phòng khám thú y nếu không có đủ tự tin.
- Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, khi chó bị viêm đường ruột hay gặp các vấn đề về tiêu hoá thì phải dừng ăn ngay và cho chúng uống thật nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
- Nếu chó chỉ bị mất nước nhẹ và không có tiền sử nôn ói, vẫn vận động bình thường thì chủ nuôi có thể tự điều trị cho chú chó ngay tại nhà bằng cách bổ sung nước thông qua các dung dịch điện giải, đường uống để bù nước, bù khoáng natri và kali bị mất qua đường ruột.
- Nếu chú chó đang ở giai đoạn mất nước, bắt đầu nôn mửa thì người nuôi chó có thể dùng tạm thời các loại thuốc như Anticholinergic cùng Clopromazin và một số loại thuốc an thần khác để giúp chú chó cảm thấy dễ chịu hơn. (Bạn cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng)
- Trong trường hợp chó đi ngoài nhiều lần, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, không vận động tức là bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng thì lúc này việc cấp nước đơn thuần không thể mang lại hiệu quả. Cách tốt nhất bạn nên đưa thú cưng đến gặp bác sĩ thú y ngay để có phương pháp chẩn đoán và chữa trị phù hợp.
- Với những trường hợp chó bị xuất huyết đường ruột, cách chữa tạm thời ngay lúc đó là cho chú cún ăn một ít cháo loãng và uống Oresol, vitamin C để bù lại nước và giúp chúng phục hồi nhanh hơn.
- Sau đó, chủ nên mua nước muối loãng và ống hút rửa ruột để rửa ruột cho bạn cún của chúng ta. Nếu cún cưng trở bệnh nặng hơn thì phải lập tức đến cơ sở y tế thú y ngay.
Chó bị bệnh đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì?
Khi chó bị bệnh đường ruột tức là lúc này hệ tiêu hoá, đường ruột đã bị tổn thương. Vì thế việc nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn, cũng như vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng để chó mau hồi phục là điều cực kỳ quan trọng.
Thực phẩm nên cho ăn
Một số loại thực phẩm nên cho chó bị viêm đường ruột ăn bao gồm: Cơm trắng, thịt gà luộc, khoai tây luộc nghiền, cà rốt chín nghiền, bí ngô, khoai lang ninh nhừ, cháo bột yến mạch.
Lưu ý: Tất cả phải chín hoàn toàn.
Thực phẩm không nên cho ăn
Bạn không nên cho chó đang bệnh ăn những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm sống như thịt bò sống, trứng sống…
- Hạn chế các món chiên, xào nhiều dầu mỡ vì dễ gây chướng bụng, khó tiêu cho chúng.
- Không nên cho thú cưng ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay và cũng không nên quá chua.
- Các loại đồ ngọt như kẹo socola, nước ngọt nhé.
Một chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho chó phù hợp sẽ là cách phòng chống, cũng như điều trị và chăm sóc khi chó bị viêm đường ruột một cách hiệu quả.
Các lưu ý khi điều trị viêm đường ruột ở chó
Trong quá trình chăm sóc, chữa trị bệnh cho chó chủ nuôi không nên chủ quan và cần phải lưu ý đến một số vấn đề cơ bản như:
- Khi nghi ngờ chó nhà mình bị bệnh viêm đường ruột, hãy cho chó uống nhiều nước nhằm bù lại lượng đã mất do tiêu chảy, nôn ói.
- Ngừng cho thú cưng ăn trong vòng 1 ngày để đường ruột ổn định và theo dõi bệnh.
- Khi bệnh trở nặng, chó bắt đầu nôn mửa, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì cần phải truyền dịch để bù lại lượng nước và lượng điện giải đã mất. Nếu không thể tiêm truyền bù nước cho chú cún được thì nên chuyển sang dùng chất điện giải cho chó uống.
- Cho chó ăn và kiêng cử theo danh sách thực phẩm ở trên.
- Cho chó uống đúng và đủ liều lượng các loại thuốc điều trị tiêu chảy mà bác sỹ đã chỉ định. Khi chó bị đau bụng nhiều, rên rỉ, hãy cho uống thuốc giảm đau để thấy dễ chịu hơn.
- Nếu tình trạng chuyển nặng, chuyển ngay đến bác sĩ thú y để có phương án chữa trị tốt nhất
Phòng bệnh viêm đường ruột ở chó
Lời khuyên từ các bác sĩ thú y khi muốn phòng chó bị viêm đường ruột nên:
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đồ ăn cần được nấu chín.
- Không cho ăn thức ăn bị ẩm mốc, hết hạn.
- Nguồn nước uống cũng phải là nước sạch, không bị nhiễm các tạp chất, nhiễm khuẩn. Bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc lý tưởng nhất là nước đóng chai, nước lọc.
- Nên cho thú cưng ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm thấp để ngăn vi khuẩn xâm nhập. Xem thêm: Môi trường sống lý tưởng ở chó
- Nên tẩy giun sán cho chó 6 tháng/1 lần, đây là giải pháp phòng bệnh viêm đường ruột hiệu quả nhất mà chủ nhân nuôi chó nên thực hiện.
- Tiêm phòng vắc xin cho chó theo định kỳ là điều vô cùng cần thiết.
- Khi trong nhà có một chú chó bị bệnh bạn cần cách ly vật nuôi đó ngay để tránh lây lan bệnh cho những chú cún khoẻ mạnh.
Chó bị viêm đường ruột là tình trạng khá phổ biến, nhưng chỉ cần bạn biết cách phòng chống, cũng như phát hiện kịp thời các triệu chứng bệnh và có cách điều trị, chăm sóc phù hợp thì chắc chắn cún yêu của chúng ta sẽ luôn khoẻ mạnh cũng như hồi phục lại nhanh chóng hơn.