Thứ hai, 13, Tháng Một,2025

Chó con bị chó lớn cắn phải làm sao và cách xử lý chuẩn

Trong quá trình nuôi chó thì chắc chắn không ít lần bạn gặp phải tình trạng chó con bị chó lớn cắn. Nếu bạn cũng đã từng lúng túng khi rơi vào tình trạng này thì đừng bỏ qua chủ đề trong bài viết dưới đây nhé. Chắc chắn sẽ có nhiều kiến thức bổ ích cho bạn để bảo vệ cún yêu của mình đấy. Nào cùng bắt đầu với PetBoss nhé!

Chó con bị chó lớn cắn
Chó con bị chó lớn cắn là một hiện tượng thường gặp

Nguyên nhân chó con bị chó lớn cắn là gì?

Việc chó con bị chó lớn cắn là một trong những tình huống hoàn toàn bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, chúng có thể đang tranh thứ bậc, lãnh thổ sống hoặc cũng có thể tranh chấp thức ăn. 

nguyên nhân chó con bi chó lớn cắn
Có nhiều nguyên nhân khiến chó lớn cắn chó con

Nhưng dù là nguyên nhân nào thì việc chó con bị thương là điều chắc chắn gặp phải. Bị thương không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tâm lý của chúng. Do đó, bạn cần phải tìm cách xử lý phù hợp để bảo vệ chó con của mình nhé.

Bị ảnh hưởng tâm lý thường dẫn đến run rẩy ở chó, nếu chó nhà bạn gặp vấn đề này, hãy tham khảo: Chó bị run rẩy phải làm sao?

Chó con bị chó lớn cắn phải làm sao?

Chó con bị chó lớn cắn là một trong những tình huống nhiều người gặp phải. Đương nhiên bước đầu tiên phải tìm cách xử lý vết thương cho chó con của bạn. Với những vết thương bị tổn thương ngoài da đơn giản không ảnh hưởng tới bên trong phần xương thì bạn có thể xử lý với các bước như sau:

Bước 1: Quan sát tình trạng của vết thương

Bước đầu tiên cần phải làm đó là quan sát xem tình trạng của vết thương. Phải biết vết thương nặng hay nhẹ để tìm cách xử lý tại nhà hay đi bác sĩ thú y nhé.

Bước 2: Rọ mõm chó con để đảm bảo an toàn

Thường sau khi bị chó lớn cắn, chó con sẽ rất hoảng sợ. Điều này khiến chúng trở nên dữ dằn hơn và có thể cắn lại trong lúc bạn xử lý vết thương cho chúng. Vì vậy để đảm bảo an toàn thì tạm thời có thể rọ mõm chó con lại.

Rọ mõm cho chó con
Khi bị cắn, chó con thường không bình tĩnh và có thể cắn bạn

Dưới đây là 2 loại rọ mõm chó thường được sử dụng và được rất nhiều người nuôi ở Việt Nam yêu thích. Nếu bạn thấy thich loại nào, hãy click vào hình bên dưới nhé.

Bước 3: Cầm máu vết thương

Trước khi vệ sinh nếu vết thương nghiêm trọng và có chảy máu. Thì bước quan trọng nhất là phải cầm máu cho chúng. Có thể nhấn trực tiếp các loại bông băng lên vết thương. Việc cầm máu cần làm kịp thời nên bạn có thể dùng bất kỳ các loại vải sạch nào để làm nhé. Thậm chí còn có thể dùng cả băng vệ sinh để cầm máu cho cún yêu nếu không tìm ra được vật dụng khác.

Bước 4: Cắt lông quanh khu vực da bị thương

Nếu là chú cún lông xù hoặc có lông rậm rạp quanh khu vực bị thương. Thì tốt nhất là bạn nên cắt lông để giúp cho việc vệ sinh vết thương dễ dàng hơn. Và lưu ý là nên cắt nhẹ nhàng nhé để tránh làm đau cũng như làm lông bị dính vào vết thương đang chảy máu.

Bạn nên cắt lông quanh khu vực bị cắn
Bạn nên cắt bớt lông xung quanh khu vực bị cắn của chó con

Để cắt tỉa lông chó mèo nhưng không gây tổn thương cho chúng, bạn cần có một bộ dụng cụ chuyên dụng. Dưới dây là những sản phẩm chất lượng với mức giá cực kỳ phải chăng. Click vào hình để tham khảo ngay nhé.

Bước 5: Rửa vết thương bằng nước muối ấm

Rửa vết thương cho chó con bị chó lớn cắn phải làm sao thật nhẹ nhàng. Bạn nên dùng nước muối ấm để trong ống tiêm sau đó xịt nhẹ nhàng lên vết thương để rửa sạch. Nếu không có ống tiêm thì có thể dùng khăn thấm nhẹ nhàng sau đó lau sạch sẽ.

Bước 6: Thoa hoặc xịt thuốc kháng sinh lên vết thương

Kháng sinh có thể giúp cho vùng vết thương không bị nhiễm trùng. Bạn có thể mua thuốc kháng sinh để bôi lên vết thương. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y nếu không biết rõ loại thuốc nào. Ngoài ra, nên dán băng gạc để cho chó con không liếm thuốc đi nhé. Cuối cùng là chỉ cần giữ chó con đi lại nhẹ nhàng trong nhà hoặc nghỉ ngơi một vài ngày là chó con có thể bình phục hoàn toàn. Và nên nhớ là giữ chó con tránh xa những con chó lớn ra nhé. 

Thoa và xịt thuốc kháng sinh lên vết thương
Thoa và xịt thuốc kháng sinh lên vết thương để tránh nhiễm trùng

Nếu là vết thương nhẹ thì bạn toàn toàn có thể xử lý được, tuy nhiên nếu là vết thương nặng hơn thì nên xin lời khuyên từ các bác sĩ thú ý là sự lựa chọn chính xác. 

Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:

Hy vọng với 6 bước này sẽ giúp bạn bình tĩnh xử lý chó con bị chó lớn cắn phải làm sao. Và nên nhớ ngoài xử lý vết thương thì nên an ủi và làm dịu tâm lý cho chó con nữa nhé. Vì khi bị cắn ngoài đau chúng còn rất hoảng sợ nên cần được chủ của mình quan tâm nhiều hơn đấy.

Bài viết liên quan
Bình luận của khách

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Mới Nhất
Bài viết hot nhất
THEO DÕI PETBOSS
3,600Thành viênThích
CHUYÊN MỤC BÀI VIẾT